Sổ sức khỏe điện tử là điểm sáng tiếp theo trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Ứng dụng này liên tục giữ vị trí đứng đầu về lượt tải và số lượng người dùng thường xuyên trong nhóm y tế, với gần 20 triệu người dùng thường xuyên hàng tháng. Ngoài ra, trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, còn có VOV Bác sĩ 24 - ứng dụng giúp kết nối trực tiếp người dân với bác sĩ để tư vấn sức khỏe, đã có khoảng 20.000 người sử dụng hằng tháng
Với lĩnh vực giao hàng, ứng dụng Viettel Post chuyển phát nhanh đứng vững vị trí số 1 trên thị trường ứng dụng phục vụ giao hàng ở Việt Nam. Viettel Post có trung bình khoảng 3,5 triệu người sử dụng hằng tháng, tiếp đó là My Vietnam Post có trung bình khoảng 2,6 triệu người sử dụng hằng tháng.
Lĩnh vực tài chính số phát triển khá ổn định, vững chắc và tương đối đồng đều giữa các ngân hàng. Trong đó số lượng người sử dụng hằng tháng của Vietcombank là 12,2 triệu; MB là 7,82 triệu; BIDV là 7,62 triệu; ViettinBank là 5,46 triệu và AgriBank là 4,86 triệu.
Tuy nhiên, kết quả đo lường của Bộ TT&TT cũng chỉ ra rằng, hầu hết các nhóm nền tảng xã hội số khác còn phát triển khá khiêm tốn, trong đó một số nền tảng số như du lịch, học tập, chăm sóc sức khỏe có dấu hiệu suy giảm trong Quý 1/2022.
Đơn cử như, ứng dụng gọi xe khách An vui và Vé xe rẻ có lượng người sử dụng suy giảm mạnh do tác động của đại dịch Covid-19. Số lượng người sử dụng sụt giảm khoảng 80% so với cùng kỳ Quý I/2021. Tuy nhiên, thị trường ứng dụng vé xe khách hiện vẫn là thị trường dành riêng cho các nền tảng số Việt Nam, chưa có sự hiện diện của nền tảng số nước ngoài.
Ở lĩnh vực du lịch, 2 nền tảng số Việt Nam VnTrip và MyTour có số lượng người sử dụng hằng tháng không đáng kể, do du lịch trong quý I/2022 tạm ngừng do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Hay với nền tảng số Việt Nam phục vụ học tập, 3 nền tảng phục vụ các cơ sở giáo dục gồm VNEdu, K12Online, MobiEdu của các VNPT, Viettel và MobiFone đều có số lượng người sử dụng hằng tháng nhỏ hơn 1 triệu. Ba nền tảng số Việt Nam phục vụ các em học sinh có thể trực tiếp lên học trực tuyến các môn học hoặc làm bài tập lần lượt là Azota có số lượng truy cập hằng tháng vào khoảng 25,6 triệu lượt, Học mãi khoảng 2,9 triệu lượt và Ôn luyện khoảng 470.000 lượt.
Trong thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ thí điểm đánh giá, công bố các nền tảng số Việt Nam có khả năng triển khai rộng khắp và tổ chức tuyên truyền, phổ biến để người dân biết và sử dụng các nền tảng số Việt Nam phục vụ nhu cầu đời sống hằng ngày.
Trong năm 2022, một số nhóm nhu cầu cơ bản, phổ biến của người dân gồm: Thông tin liên lạc; Đi lại; Mua sắm, thương mại điện tử; Cập nhật tin tức; Học tập; Sức khỏe; Du lịch; An toàn thông tin mạng; Thanh toán sẽ được Bộ TT&TT ưu tiên thí điểm triển khai chương trình đưa người dân lên các nền tảng số.
Hiện tại các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam có nền tảng số phục vụ người dân đã được hướng dẫn gửi hồ sơ đăng ký đánh giá nền tảng về Bộ TT&TT để được hỗ trợ thúc đẩy sử dụng nếu đáp ứng những tiêu chí đề ra.
Bộ TT&TT cũng đã đề nghị các địa phương tích cực triển khai các Tổ công nghệ số cộng đồng trên phạm vi toàn quốc để hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng các nền tảng số Việt Nam.
Vân Anh
" alt=""/>Nền tảng số Việt Nam lĩnh vực liên lạc được người dân sử dụng nhiềuTính từ 13h ngày 14/7 đến 13h ngày 15/7, Đà Nẵng ghi nhận tổng cộng 27 ca dương tính nCoV. Trong số này có 18 ca tại Công ty Điện tử Việt Hoa.
Sáng nay, Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu đã tổ chức lấy mẫu cho khoảng 2.800 người làm việc ở công ty Việt Hoa, hiện vẫn chưa có kết quả.
Tại công ty này xác định có 66 F1 đã được đưa đi cách ly tập trung. Ngoài ra, ngành y tế tổ chức truy vết, lấy mẫu xét nghiệm những người liên quan ở những khu vực khác.
Hồ Giáp
Công ty TNHH Điện tử Việt Hoa (KCN Hòa Khánh) vừa phát hiện thêm 14 ca nhiễm Covid-19, đều đã được cách ly trước đó.
" alt=""/>Thêm 13 ca dương tính CovidNhững điều chưa biết về Giang Kim Đạt: Ba lần vào ra Vinashinlines
Vụ án Vinashin: 1 "con cá lớn" sở hữu gần 40 biệt thự
Cổng thông tin điện tử Bộ Công an vừa thông tin về việc điều tra mở rộng vụ án Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, xảy ra tại Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam - Vinashin (nay là Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam SBIC).
Cụ thể hôm nay, Cơ quan CSĐT Bộ Công an (C03) đã thi hành các quyết định khởi tố bị can; Lệnh bắt bị can để tạm giam; Lệnh khám xét đối với Trương Văn Tuyến và Phạm Thanh Sơn về tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”, quy định tại điều 355, bộ luật Hình sự 2015, xảy ra tại Vinashin.
![]() |
Bị can Trương Văn Tuyến và bị can Phạm Thanh Sơn |
Quá trình điều tra vụ án xác định: Trương Văn Tuyến, cựu Tổng giám đốc Vinashin; Phạm Thanh Sơn, Phó Tổng giám đốc SBIC (Vinashin) đã có hành vi: Lạm dụng chức vụ, quyền hạn, ký duyệt gửi tiền có kỳ hạn của Tập đoàn Vinashin vào Ngân hàng Đại Dương (Oceanbank) trái quy định pháp luật, đồng phạm với Trần Đức Chính, kế toán toán trưởng Tập đoàn Vinashin trong việc chiếm đoạt hơn 105 tỷ đồng tiền ngoài lãi suất từ Oceanbank.
Các quyết định và lệnh nói trên đã được Viện KSND tối cao phê chuẩn. Ngày 10/12, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã thi hành các quyết định và lệnh nêu trên theo đúng quy định của pháp luật.
Hiện nay, Cơ quan CSĐT đang tập trung mở rộng điều tra vụ án, làm rõ hành vi phạm tội và thu hồi, kê biên tài sản do phạm tội mà có.
Các vụ án kinh tế, tham nhũng cần chú ý hoạt động tài chính để phát hiện chứng minh hành vi tham nhũng và kịp thời có biện pháp kê biên, phong tỏa, thu hồi tài sản tham nhũng.
" alt=""/>Cựu tổng giám đốc và phó tổng giám đốc Vinashin bị bắt